HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Năm, 21/11/2024

Những bông hoa ngát hương.

Thứ Ba, 19/03/2024

Yêu đời và yêu nghề.

"Dù bản thân khuyết tật nhưng sản phẩm làm ra thì không bao giờ khuyết tật, các thành viên trong HTX đã phát huy thế mạnh tay nghề của mình để ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng". Đó là tâm sự của Chị Phạm Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc HTX Phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh (thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).

HTX thành lập năm 2020 với ngành nghề chính là: Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, nứa, rơm rạ và vật liệu tết bện; trồng các loại nấm và cây dược liệu; dịch vụ tắm hơi, massage...

Từ khi thành lập đến nay, HTX đã tập trung phát triển, mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo chuỗi, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển sản xuất an toàn cho các thành viên. Đồng thời khai thác hiệu quả những sản phẩm chủ lực của HTX là hàng thủ công mỹ nghệ, nhằm từng bước tạo việc làm cho thành viên, giúp họ ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng.

Chị Phạm Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc HTX tâm sự: "HTX là mái nhà chung của chị em phụ nữ khuyết tật. HTX thành lập với mong muốn giải quyết những khó khăn về việc làm, giúp cho người khuyết tật tự tin trong cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm, tự ti để hòa nhập cộng đồng".

https://phunuvietnam.mediacdn.vn/thumb_w/700/179072216278405120/2022/3/17/htx-uoc-vong-xanh-8-1647507574087906144172-126-0-957-1329-crop-1647508072860873315252-99-72-831-1244-crop-1647509473066239308878.jpg

Tạo việc làm và tác động xã hội

Nhận thấy thị trường tại Ninh Bình và một số địa phương lân cận có nhu cầu tiêu thụ chổi quét từ cây đót rất rộng trong khi các cơ sở sản xuất sản phẩm này rất ít. Hơn nữa, việc sản xuất chổi cũng phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật, HTX Ước vọng Xanh quyết định thành lập xưởng sản xuất và phân phối chổi đót, chổi chít. HTX đã cử người đi học nghề, mời nghệ nhân về hỗ trợ xưởng. Nguyên liệu sản xuất của HTX được chọn lọc rất kỹ, đặt hàng từ những cơ sở cung cấp nguyên liệu uy tín và có cam kết. 

Ngôi nhà Hạnh phúc vì sinh kế và sự hòa nhập của phụ nữ khuyết tật - Ảnh 1.

Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong HTX, HTX còn tạo điều kiện thu nhập cho các anh chị em khuyết tật từ các huyện trong tỉnh từ việc làm đại lý cho xưởng. Hiện nay sản phẩm của HTX đã có thị trường huyện Yên Khánh các huyện khác của tỉnh Ninh Bình.

Tham gia dự án sản xuất này, nhóm Người yếu thế và Người khuyết tật có thêm nghề, có việc làm thường xuyên tăng thu nhập. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, kỹ năng sống, nâng cao vị thế của họ trong gia đình và xã hội khi được tham gia lao động tập thể với môi trường phù hợp. Dự án còn tạo tác động xã hội khi thu mua sản phẩm của người nông dân trong vùng, mang đến một ngành nghề mới cho địa phương.

Trong quá trình phát triển của mình, HTX luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương và Liên minh HTX tỉnh, chị Phạm Thị Hà cho biết. Nhờ những chương trình này, HTX được mở mang thêm kiến thức về tiếp cận thị trường chủ yếu chỉ thông qua các trang mạng Facebook, Zalo và mạng lưới tình nguyện viên lan tỏa, quảng bá sản phẩm. Đó là động lực để các thành viên trong HTX cùng nỗ lực, phấn đấu để xây dựng mái nhà chung, là nơi giao lưu, sẻ chia, học hỏi để cùng vươn lên trong cuộc sống.

Với sự phấn đấu và nỗ lực của mình, HTX đã vinh dự nhận được nhiều khen thưởng của UBND tỉnh Ninh Bình cũng như các cấp hội đoàn thể, đây vừa là động lực lại vừa trở thành mục tiêu cho HTX tiếp tục phấn đấu, hoàn thiện hơn trong thời gian tới./.

Nguyễn Phượng- Phòng Tuyên Truyền

 

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?