HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Bảy, 20/04/2024

Sửa đổi Luật Hợp tác xã: Đơn giản hóa các thủ tục thành lập các HTX ở nhiều loại hình, lĩnh vực

Thứ Tư, 15/03/2023

Sửa đổi Luật Hợp tác xã: Đơn giản hóa các thủ tục thành lập các HTX ở nhiều loại hình, lĩnh vực 

Góp ý sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012, nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa luật cần tập trong vào những nội dung nhằm đơn giản hóa các thủ tục để thành lập được nhiều hợp tác xã hơn, ở nhiều loại hình, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Đồng thời, tạo khuôn khổ pháp lý và quy định minh bạch, hợp lý mang tính hỗ trợ để hợp tác xã có bước phát triển đột phá, đi đầu trong thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đơn giản hóa các thủ tục thành lập hợp tác xã.

Góp ý vào một số điều còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi), một số ý kiến chuyên gia cho rằng, sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Đồng thời, khắc phục những bất cập, những tồn tại trong tổ chức hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã hiện hành.

PGS.TS Trần Quang Tiến (Giám đốc Học viện Phụ nữa Việt Nam) nêu quan điểm, việc sửa đổi cần tập trong vào những nội dung nhằm đơn giản hóa các thủ tục để thành lập được nhiều hợp tác xã hơn, ở nhiều loại hình, lĩnh vực kinh tế khác nhau; thúc đẩy chính thức hóa các mô hình kinh tế tập thể, giảm thiểu các mô hình phi chính thức để quản lý tốt hơn. Quá trình sửa luật cũng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi rõ ràng hơn so với doanh nghiệp, vì đây là mô hình kinh tế tập thể hoạt động với mục đích chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy cần khuyến khích để tạo ra sự cân bằng trong xã hội.

TS Phạm Trí Hùng, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cho biết, Báo cáo của Tổng Thư ký liên hợp quốc “Các hợp tác xã trong quá trình phát triển xã hội” ngày 22/7/2021 cũng đã chỉ ra rằng, một khuôn khổ pháp lý và quy định minh bạch, hợp lý, mang tính hỗ trợ và đủ mạnh là yếu tố then chốt trong sự thành công của các tổ chức hợp tác. Nhận thức này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách và lập pháp phải đảm bảo khuôn khổ pháp lý về hợp tác xã phản ánh những đặc điểm riêng của mô hình kinh doanh hợp tác, trong đó: bản chất của hợp tác xã một mặt yêu cầu đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp; phân biệt hợp tác xã với các tổ chức kinh tế hoạt động vì lợi nhuận; bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong hợp tác xã, theo đó mọi thành viên của hợp tác xã có quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lý hợp tác xã và không có sự can thiệp quá mức từ bên ngoài…

Bối cảnh mới đặc biệt là bối cảnh của nền kinh tế chia sẻ đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho khu vực kinh tế hợp tác xã với những tín hiệu mới đang tác động tích cực, nhằm loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường, bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã. TS. Phạm Trí Hùng hy vọng với khuôn khổ pháp lý mới về hợp tác xã nói chung và những quy định về tổ chức quản lý hợp tác xã nói riêng, cùng với nỗ lực phấn đấu vươn lên của mỗi hợp tác xã, phong trào hợp tác xã ở nước ta sẽ có bước phát triển đột phá, đi đầu trong thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, đặc biệt ở khu vực nông thôn, nông nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.

Cân nhắc tên gọi khi sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012.

Về một số điểm mới, còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật, trong đó tên gọi của dự thảo luật Chính phủ đang trình 2 phương án: Phương án 1: Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác; Phương án 2: Luật Hợp tác xã. Nội dung này đang nhận được sự quan tâm và nhận được nhiều ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, đối tượng chịu tác động.

Về nội dung này, PGS.TS Trần Quang Tiến cho rằng, nên lấy tên gọi là “Luật Tổ chức kinh tế tập thể”, như vậy sẽ phản ánh được đúng các nội dung thể hiện tại dự thảo Luật và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 20-NQ/TW. “Trên thực tế, kinh tế tập thể là một trong ba hình thức kinh tế đặc trưng, là tên gọi quen thuộc trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đất nước. Tên gọi cũ là Luật Hợp tác xã chưa bao hàm hết các loại hình tổ chức; còn dùng từ “kinh tế hợp tác” trong phương án 2 Chính phủ trình “Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác” có vẻ chưa chính xác, bởi “hợp tác” là từ chỉ một phương thức làm việc phổ biến, hàm ý ngược lại với làm việc cá nhân; một phương thức chung cho tất cả các loại hình kinh tế, không riêng của kinh tế tập thể”, PGS.TS Trần Quang Tiến phân tích.

Cũng quan tâm đến tên gọi của dự thảo luật, TS. Nguyễn Ngọc Dũng, chuyên gia kinh tế đề xuất sử dụng tên gọi là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) vì có tính liên tục và kế thừa (Luật Hợp tác xã năm 1996, Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật Hợp tác xã năm 2012). Bản chất Luật Hợp tác xã bao quát, điều chỉnh hợp tác xã ở các cấp độ khác nhau, như: tổ hợp tác là tiền thân của hợp tác xã, hợp tác các thành viên với nhau; Liên hiệp hợp tác xã là mô hình liên kết hợp tác xã ở mức độ, trình độ cao hơn, trong đó hợp tác xã vẫn là nòng cốt. Tên gọi Luật các tổ chức kinh tế hợp tác thì phạm vi quá rộng, trong khi đó nhiều quốc gia trên thế giới cũng sử dụng tên gọi là Luật Hợp tác xã, trong đó hợp tác xã là nòng cốt, trong đó có điều chỉnh cho các đối tượng có liên quan.

Quy định cụ thể về kiểm toán hợp tác xã để đảm bảo minh bạch, công bằng.

Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) do Chính phủ trình Quốc hội cũng dành một chương quy định một số đối tượng bắt buộc phải kiểm toán, tần suất kiểm toán, giúp nâng cao hiệu quả quản trị, dự báo rủi ro đối với các Tổ chức kinh tế hợp tác. Đây là một trong những điểm mới trong lần sửa đổi này và nhận được nhiều ý kiến góp ý.

Khẳng định sự cần thiết tiến hành kiểm toán, PGS.TS Trần Quang Tiến nêu quan điểm, quy định trong luật về kiểm toán nhằm đảm bảo minh bạch, tuân thủ đúng quy định của Luật và chính sách của Đảng, nhà nước, đảm bảo công bằng về lợi ích giữa các thành viên. Tuy nhiên, đây không phải là thành phần kinh tế nhà nước, quy định về kiểm toán đối với loại hình này nên áp dụng như đối với doanh nghiệp.

Trong khi đó, TS. Phạm Trí Hùng cho rằng, quy định về kiểm toán tại Luật Hợp tác xã năm 2012 và tại Nghị định 193/2013/NĐ CP còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể; chưa có hướng dẫn công tác kiểm toán hợp tác xã nên đến nay kiểm toán gần như không thực hiện. Kiểm toán hợp tác xã là rất cần thiết nhằm tạo sự minh bạch và phản ánh “sức khỏe” của hợp tác xã cho các thành viên hợp tác xã và các đối tác của hợp tác xã, giúp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc hợp tác xã quản lý điều hành hiệu quả, tạo điều kiện để hợp tác xã huy động vốn từ các tổ chức tín dụng bên ngoài và là cơ sở để Nhà nước hỗ trợ cho hợp tác xã. Điều khác biệt so với kiểm toán công ty chỉ tập trung vào tài chính, phục vụ cho người quản lý điều hành, kiểm toán hợp tác xã cần thực hiện toàn diện về tài chính, về hoạt động phục vụ thành viên của hợp tác xã, về hoạt động quản lý nội bộ hợp tác xã, về hoạt động phúc lợi thành viên trong hợp tác xã và về xây dựng, củng cố tính hợp tác, chia sẻ trong hợp tác xã.

Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã bổ sung một chương riêng trong Luật Hợp tác xã (sửa đổi) theo hướng quy định bắt buộc kiểm toán đối với hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã. Các quy định bảo đảm phù hợp các nội dung, tiêu chuẩn kiểm toán hợp tác xã  trên thế giới và quy định chung về kiểm toán hiện hành ở nước ta. Tuy nhiên, theo TS. Phạm Trí Hùng quy định bắt buộc kiểm toán đối với hợp tác xã có quy mô vừa và lớn vẫn chưa thực sự hợp lý, mà xuất phát từ bản chất hợp tác xã là tổ chức kinh tế hợp tác, đồng sở hữu, do các thành viên tự nguyện thành lập. Vì vậy, việc kiểm toán nên quy định được tiến hành khi có quyết định của Đại hội thành viên khi có ít nhất 50% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành khi thật sự thấy cần thiết phải kiểm toán…

Nêu quan điểm về thẩm quyền tiến hành kiểm toán hợp tác xã, TS. Nguyễn Ngọc Dũng khẳng định, đây là hoạt động đặc thù, bởi hợp tác xã không thuộc diện kiểm toán nhà nước, cũng thuộc diện kiểm toán độc lập, vì vậy nên giao cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện tiến hành kiểm toán hợp tác xã./.

Nguyễn Phượng- biên tập và tổng hợp

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?