HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Sáu, 29/03/2024

Để kinh tế tập thể dẫn dắt hộ cá thể vào thị trường khó tính

Thứ Tư, 07/12/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành lấy nông dân làm trung tâm, nông thôn làm nền tảng, nông nghiệp làm động lực để tiếp tục thành lập và phát triển các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó dẫn dắt các hộ cá thể đi là theo con đường chính ngạch, tham gia các thị trường khó tính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành lấy nông dân làm trung tâm, nông thôn làm nền tảng, nông nghiệp làm động lực để tiếp tục thành lập và phát triển các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó dẫn dắt các hộ cá thể đi là theo con đường chính ngạch, tham gia các thị trường khó tính.

Yêu cầu này được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 vào ngày 15-2.

Ông cho biết kinh tế tập thể với nòng cốt HTX là thành phần kinh tế quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước khuyến khích và phát triển.

Hiện khu vực kinh tế tập thể, HTX đã bước đầu có chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài và nhất là ngày càng khẳng định được dư địa, tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế quốc dân.

Việc chuyển đổi, tổ chức lại các HTX theo quy định của Luật HTX đã cơ bản được hoàn thành với gần 38.000 HTX mới được thành lập trong 20 năm.

Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể, HTX vẫn còn hạn chế, bất cập. Cụ thể, vẫn còn tâm lý e ngại từ người dân khi tham gia HTX và kinh tế hợp tác. Phần lớn tổ chức kinh tế tập thể, HTX có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTX còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, đặc biệt ở các cấp địa phương.

Ngoài ra, còn nhiều đầu mối các cơ quan có chức năng về quản lý kinh tế hợp tác. Bên cạnh đó, chính sách và nguồn lực hỗ trợ cho phát triển kinh tế tập thể, HTX còn hạn chế, phân tán, chủ yếu là lồng ghép.

Tương tự, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) – cho biết tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế tập thể, HTX chỉ bằng 50% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này khiến đóng góp của khu vực này vào GDP cả nước giảm liên tục từ 8,06% năm 2001 xuống 3,62% năm 2020.

Ngoài ra, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tế tập thể vẫn chưa đạt yêu cầu. Còn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khu vực này chưa nắm chắc tình hình phát triển của khu vực.

Hai yếu tố này khiến công tác tham mưu giúp Đảng, Nhà nước thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể còn hạn chế.

Đáng chú ý, khung pháp luật, chính sách về HTX còn nhiều rào cản với sự phát triển đối với HTX, chưa bao quát được sự phát triển sinh động của các loại hình kinh tế hợp tác ở nước ta, chưa làm rõ được sự phát triển từ thấp đến cao của các tổ chức kinh tế hợp tác.

Cụ thể, nhiều quy định của Luật Hợp tác xã hiện nay đã lạc hậu, gây mâu thuẫn, chồng chéo, cản trợ sự phát triển, nhất là sau khi Luật HTX 2012 được ban hành, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được sửa đổi, bổ sung, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.

Ngoài ra, quy định HTX chỉ được duy nhất một người đại diện, giới hạn cứng tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng đã hạn chế sự gia nhập, hoạt động và mở rộng thị trường của HTX.

Bên cạnh đó, quy định về kiểm toán, tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa thống nhất, chưa được coi trọng.

Để thúc đẩy kinh tế tập thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung triển khai một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp diễn biến mới và thực tiễn Việt Nam.

Thứ hai, tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ cao, công nghệ số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Thứ tư, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đẩy mạnh hợp tác công – tư.

Thứ năm, xây dựng mô hình quản trị kinh tế tập thể, HTX tiên tiến, kết hợp với mô hình truyền thống phù hợp với tình hình Việt Nam, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển.

Thứ sáu, tạo cạnh tranh lành mạnh gắn với mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu, sản phẩm.

Thứ bảy, tăng cường liên doanh, liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi và theo thế mạnh từng khu vực, vùng miền, quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý theo điều kiện từng nơi, từng sản phẩm, quy mô, thị trường.

Thứ tám, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ và các chủ thể tham gia kinh tế tập thể, HTX.

Vũ Hùng, tổng hợp

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?