HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Bảy, 21/12/2024

Tư vấn bước đầu sáng lập viên mô hình nuôi cua biển trong nhà, trong hộp nhựa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ Năm, 21/07/2022

Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của các hộ đang nuôi cua biển trong nhà trên địa bàn xã Ninh Nhất, TP.Ninh Bình. Ngày 18/7/2022, Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, XTTM và đầu tư HTX, Liên minh HTX tỉnh tổ chức tư vấn bước đầu cho các sáng lập viên trong mô hình nuôi mới bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế về kỹ thuật nuôi, các bước và quy trình tổ chức, thành lập Hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012.

Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa của anh Phạm Văn Duy (thôn Tiền, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) là mô hình đầu tiên tại Ninh Bình. Hiện nay mô hình với quy mô 560 hộp nhựa,  đồng thời đầu tư hệ thống lọc thải chuyên nghiệp với chi phí hơn 300 triệu đồng. 

Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của các hộ đang nuôi cua biển trong nhà trên địa bàn xã Ninh Nhất, TP.Ninh Bình. Ngày 18/7/2022, Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, XTTM và đầu tư HTX, Liên minh HTX tỉnh tổ chức tư vấn bước đầu cho các sáng lập viên trong mô hình nuôi mới bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế về kỹ thuật nuôi, các bước và quy trình tổ chức, thành lập Hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012.

Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa của anh Phạm Văn Duy (thôn Tiền, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) là mô hình đầu tiên tại Ninh Bình. Hiện nay mô hình với quy mô 560 hộp nhựa,  đồng thời đầu tư hệ thống lọc thải chuyên nghiệp với chi phí hơn 300 triệu đồng. 

Nuôi cua biển trong nhà được nuôi từ cua óp, mỗi con cua được nuôi riêng trong một hộp nhựa, để tránh ăn thịt lẫn nhau và thu hẹp mô hình để dễ quản lý, tránh nhiễm bệnh chéo. Hộp nuôi cua được xếp thành nhiều gian tầng khác nhau, đánh số thứ tự và ghi chép hằng ngày về hiệu quả chăm sóc ở vỏ hộp. Sau khoảng từ 20 - 40 ngày, cua bắt đầu cho thu hoạch, khi đó đạt khoảng 4 con/kg. Hệ thống nước nuôi cua thường xuyên được bổ xung nước biển và muối, được nuôi bằng hệ thống công nghệ cao có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy. Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV.  Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5% giúp hải sản nuôi tỉ lệ sống cao, năng suất tăng, không gây ô nhiễm môi trường.

Nuôi cua biển trong hộp có một vài điểm khác biệt với nuôi cua ngoài đầm. Quá trình cho cua ăn ở đầm sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nuôi cua trong hộp nhựa sẽ phải thả thức ăn vào từng hộp cho cua ăn. Mỗi ngày cua sẽ ăn 2 bữa, vì chúng có tập tính hoạt động về đêm nên bữa chính là bữa tối. Thức ăn của cua là thức ăn tươi như ngao, tôm, ốc, hến cắt nhỏ.

Ưu điểm lớn của hệ thống nuôi cua trong nhà là việc tận dụng diện tích nuôi tối đa. Cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng trước khi đưa vào thị trường. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa thuốc và kháng sinh, giá bán cao gấp đôi so với cua óp, doanh thu hàng tháng lãi hàng 10 triệu động. Vì thế, mô hình có thể nhân diện rộng cho nhiều hộ ngay cả khu dân cư đông đúc nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.

Tại đây, đồng trí  Nguyễn Duy Thành, Giám đốc Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và đầu tư HTX Liên minh hợp tác xã tỉnh đã tư vấn cho sáng lập viên về kỹ thuật và cơ cấu lại mô hình nhằm phát triển để mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhân rộng mô hình nuôi cua biển trong nhà tại địa phương. Bên cạnh đó, đồng chí giới thiệu và phân tích ưu điểm của kinh tế tập thể nhằm phát huy lợi thế trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các văn bản liên quan đến quy trình thành lập HTX như,  Luật HTX 2012, Nghị định số 107/2017/NĐ-CP, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT,…

Sau buổi tư vấn, các sáng lập viên mong muốn trong thời gian tới, Trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và đầu tư HTX Liên minh HTX tỉnh tạo điều kiện tư vấn hỗ trợ thêm về kỹ thuật và các thủ tục thành lập HTX./.

Nguyễn Hường – Trung tâm

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?