CHÀO MỪNG 95 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thứ Năm, 03/04/2025

ĐẨY MẠNH MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH

Thứ Tư, 02/04/2025

                                                                                                                                                                                                                              Lê Thị Tâm

                                                   Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình

Mô hình nông nghiệp theo chuỗi giá trị (CGT) ở các HTX tại tỉnh Ninh Bình trong những năm qua thu được những kết quả bước đầu, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ,... Thành công đó khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả trong việc xác định khâu phát triển đột phá của nông nghiệp tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. 

1. Hướng đi tất yếu 

Chuỗi giá trị nông nghiệp là một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác nhau tham gia thực hiện để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, sau đó bán cho người tiêu dùng. Mô hình CGT nông nghiệp giúp các mắt xích phát triển rời rạc liên kết với nhau để tăng giá trị, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, tạo ra hệ sinh thái sản xuất mới tại nông thôn với cơ hội mới cho mọi người. Mô hình CGT nông nghiệp là tổng thể các hoạt động liên quan đến ngành nông nghiệp, bao gồm các hoạt động có quan hệ với nhau: “cung cấp đầu vào => tổ chức sản xuất => chế biến => tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”.

Thông qua mô hình CGT nông nghiệp, hợp tác xã (HTX) và DN dễ áp dụng các quy trình quản lý sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng lực điều hành và tổ chức sản xuất theo hợp đồng đã ký kết với DN, tăng khả năng hỗ trợ tiêu thụ nông sản, tăng lợi nhuận cho HTX, nông dân có cơ hội tiếp cận với cơ giới hóa, hiện đại hóa, giảm chi phí sản xuất và ngày công lao động. Các nhóm tác nhân trong CGT nhận được lợi ích từ việc gia tăng giá trị tăng thêm trong liên kết chuỗi.

Ninh Bình hiện có 90 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. Với thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu thuận lợi đã hình thành nên các vùng sản xuất đa dạng nông sản hàng hóa như: dứa, lúa, cói, nấm… Tuy nhiên mức độ tăng trưởng vẫn ở mức trung bình, giá trị sản phẩm chưa cao. Đối với HTX, khi tham gia vào CGT thì vai trò và khả năng đóng góp sẽ được nâng cao, có thể thay thế một hoặc nhiều tác nhân trong chuỗi và liên kết với DN,... qua đó, tăng uy tín với thành viên và nông dân. Việc tiếp cận với DN sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý và khả năng phân tích thị trường của các lãnh đạo và thành viên HTX. 

2. Thực trạng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở các HTX tại tỉnh Ninh Bình

Từ năm 2018, nhằm tạo ra sự thay đổi có tính đột phá trong nông nghiệp, trên cơ sở thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã thực hiện hàng loạt các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo CGT. Riêng về Khối KTTT tổng số HTX hiện tại thống kê Quý IV năm 2024 là 527HTX, có 52 HTX sản  xuất theo chuỗi giá trị (chiếm 10%). Trong số 52 HTX này đề có các sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên gồm 75 sản phẩm/ 107 sản phẩm OCOP của tỉnh (Chiếm 70%). 

Với vai trò tư vấn, hỗ trợ, bảo về quyền lợi ích hợp pháp cho khu vực kinh tế tập thể, trong những năm qua, Liên minh HTX đã trực tiếp tư vấn, hỗ trợ 17 HTX máy móc trang thiết bị trong chuỗi thực hiện theo Nghị Quyết số 118/NQ-HĐND Về việc phê duyệt Đề án số 16/ĐA-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 -2025. Riêng trong năm 2024 Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ đã chỉ đạo tổ chức khảo sát, lựa chọn, xây dựng kế hoạch và hỗ trợ 8 mô hình sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị thực hiện làm điểm để nhân rộng mô hình với tổng kinh phí thực hiện là 2.500 triệu đồng từ nguồn kinh phí phát triển KTTT năm 2024. 

Các CGT đã hình thành và phát triển đồng bộ từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia của doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, người nông dân trong các ngành hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt như chuỗi dược liệu, chuỗi các sản phẩm từ tôm cá, chuỗi mật ong, chuỗi thịt Dê, măng tây, rau củ quả an toàn... Các CGT nông sản triển khai theo các hình thức liên kết khác nhau, như liên kết tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra, liên kết góp vốn đầu tư sản xuất,... là những hình thức liên kết chặt chẽ, có sự chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa DN và người nông dân. Đồng thời, một số chuỗi cung ứng nông sản ứng dụng thành công công nghệ mới, như công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng, kết nối sản xuất và tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc nông sản.

Tuy nhiên, mô hình CGT nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa xác định đúng trọng tâm, chưa tập trung vào các loại cây, con chủ lực theo định hướng phát triển của từng địa phương, từng vùng; việc lựa chọn sản phẩm và CGT dàn trải dẫn tới khó tập trung nguồn lực để phát triển. Các CGT còn thiếu tính liên kết vùng trồng giữa các xã do còn hiện tượng phân tán lợi ích. Việc chọn hộ tham gia CGT có nhiều bất cập; thường có quá nhiều hộ tham gia một CGT nên số lượng sản phẩm hoặc diện tích sản xuất không lớn hiệu quả thấp, không tạo ra mô hình liên kết sản xuất bền vững.

3. Giải pháp của Liên minh HTX tỉnh trong hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị nông sản trong thời gian tới

Một là: Đẩy mạnh tuyên truyền để có sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức của các cấp chính quyền cùng người nông dân, HTX trong việc phát triển CGT nông nghiệp. Do đó, cần có sự tuyên truyền rộng rãi về quy trình thực hiện, lợi ích của các CGT và quan trọng hơn, là có những mô hình phát triển CGT thành công trên thực tiễn; tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của việc thực hiện đúng cam kết hợp đồng...Chúng ta nên lồng ghép nội dung tuyên truyền MH sản xuất theo CGT tại các lớp BCĐ, các lớp về Hợp tác xã, lớp phó CT xã…

Hai là: đào tạo nhân lực cho các HTX. Mời các chuyên gia về giảng các lĩnh lực chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ vào sản xuất theo chuỗi giá trị. Tập trung vào các đồi tượng nằm trong Hội đồng quản trị các HTX. Kết hợp với đi thăm quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị thành công trong và ngoài tỉnh.

Ba là, tổ chức các cuộc tọa đàm chuyên sâu về mô hình sản xuất theo CGT. Thông qua tọa đàm nắm bắt được tâm tư  nguyện vong của các HTX để đẩy mạnh việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển các mô hình đi theo đúng xu thế. Song song với đó tìm ra các Doanh nghiệp tiêu thụ uy tín để ký kết HĐ tiêu thụ các sản phẩm cho HTX.

Bốn là, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị Quyết số 118/NQ-HĐND Về việc phê duyệt Đề án số 16/ĐA-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 -2025 và tiếp tục đề xuất cho gia đoạn 2025-2030.Hỗ trợ thực chất cho các Hợp tác xã cần, tư vấn đúng các máy móc trang thiết bị cần thiết đảm bảo chất lượng, tư vấn xây dựng sản phẩm theo nhu cầu thị trường, hỗ trợ để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. 

Năm là, tiếp tục triển khai hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các HTX thành viên. Ưu tiên trước cho các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị.

Sáu là, đẩy mạnh phát triển Trung tâm trực thuộc Liên minh HTX tỉnh, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho các HTX trong việc: XTTM tìm đầu ra các sản phẩm của HTX, hỗ trợ các điểm trưng bày giới thiệu các sản phẩm tem nhãn mác, xúc tiến đầu tư khuyến công, tư vấn các thủ tục cần thiết để sản xuất các sản phẩm theo mô hình chuỗi giá trị.

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?