HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Năm, 18/04/2024

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đẩy mạnh chuẩn hóa quy trình cho vay, nâng cao chất lượng tư vấn xây dựng dự án đảm bảo khả thi, hiệu quả.

Thứ Năm, 09/03/2023

Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình được thành lập theo Nghị định 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 17/6/2022 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 17/6/2022 về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Ninh Bình. Quỹ hoạt động theo mô hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong huy động vốn và sử dụng vốn nhằm thực hiện chức năng cho vay đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên của tổ hợp tác và hợp tác xã. Quỹ hiện đã kiện toàn bộ máy làm việc với các chức danh Chủ tịch Quỹ, Kiểm soát Quỹ, Giám đốc Quỹ, Kế Toán, Bộ máy giúp việc Quỹ.

A picture containing outdoor, sky, water, shore

Description automatically generated

Hiện tại, quy trình cho vay của Quỹ bao gồm 4 bước: Tiếp nhận hồ sơ, Thẩm định, Ký kết hợp đồng cho vay, hồ sơ bảo đảm vay Và Kiểm soát hoạt động sau vay. Các bước trong quy trình cho vay đang được sử dụng khá đầy đủ chặt chẽ, đảm bảo để hồ sơ vay có đầy đủ các thông tin về mặt pháp lý cũng như kiểm soát được tài sản đảm bảo. 

Đặc biệt, hiện tại, với quy trình thẩm định, Quỹ đã bắt đầu ký hợp đồng sử dụng dịch vụ của CIC để tra cứu mức độ tín dụng của các khách hàng có nguyện vọng vay vốn tại Quỹ, bước đầu sàng lọc khách hàng vay.

Tuy nhiên, quy trình nghiệp vụ cho vay là một trong những quy trình cốt lõi của các tổ chức tín dụng như Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng và cũng đặc biệt quan trọng với Quỹ hỗ trợ HTX tỉnh vì thế việc không ngừng cập nhật, sửa đổi và cải tiến quy trình là việc làm vô cùng quan trọng và thiết yếu. Việc cải tiến quy trình cho vay không chỉ đảm bảo phát triển hoạt động cho vay của Quỹ mà còn cải hiện trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Nhóm giải pháp thứ nhất tập trung vào cải tiến quy trình cho vay: Trong quy trình cho vay, dữ liệu của khách hàng và hồ sơ vay ở từng bước phát sinh khá nhiều, phân tán trong nhiều kênh và nhiều tác vụ, dễ xảy ra sai sót dẫn đến thời gian hoàn thành giao dịch kéo dài… Việc chuẩn hoá quy trình sẽ giúp hạn chế phát sinh các vấn đề trên, vì thế nhóm giải pháp chuẩn hoá đưa ra sẽ tập trung vào việc hạn chế xảy ra các rủi ro về sai sót, nhầm lẫn, cải thiện trải nghiệm của khách hàng vay vốn. 

Một là, quy trình cho vay luôn tồn tại những rủi ro, vì thế việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong quy trình là giải pháp cần được thực hiện định kỳ thường xuyên. Hoạt động kiểm soát rủi ro trong quy trình cho vay bao gồm 4 bước: (1) Thiết kế quy trình, (2) Thực hiện quy trình, (3) Theo dõi và kiểm tra, (4) Cải tiến liên tục.

Thứ hai, thường xuyên cập nhật các chính sách, văn bản pháp luật vì trong từng thời kỳ, các bước trong quy trình cũng sẽ có một vài điểm thay đổi.

Thứ ba, đào tạo nhân sự, nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quy trình cho vay. Nhân sự là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, với hồ sơ vay vì thế việc nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn của Tăng cường giao lưu học hỏi các Quỹ hoạt động hiệu quả để học hỏi thêm về quy trình cho vay của họ.

Thứ tư, công khai quy trình làm hồ sơ và các yêu cầu đối với hồ sơ cho vay. Việc công khai các điều kiện vay vốn sẽ giúp Quỹ sàng lọc những hồ sơ vay không đáp ứng nhu cầu pháp lý, tài sản đảm bảo và tài chính ngay từ lúc ban đầu. 

Thứ năm, thúc đẩy quá trình số hoá. Việc áp dụng công nghệ vào quy trình cho vay để tối ưu hoá, chuẩn hoá nghiệp vụ cho vay, giúp quy trình vay được đơn giản và khách hàng tiếp cận nhanh chóng hơn với hồ sơ vay. 

Thứ sáu, lấy ý kiến của khách hàng đã phát sinh nghiệp vụ vay vốn tại Quỹ. Khách hàng là những người trực tiếp trải qua quy trình cho vay vì thế trải nghiệm của khách hàng sẽ là một yếu tố giúp Quỹ có thể cải tiến quy trình cho vay. Tạo một để biết được khách hàng cảm thấy như thế nào về quy trình hiện tại, có điểm nào khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn.

Cuối cùng, lập mô hình cảnh báo sớm để kiểm soát dự án vay đã giải ngân, hạn chế rủi ro nợ xấu, nợ khó đòi và nhanh chóng đề ra những biện pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả.

Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào Nâng cao chất lượng tư vấn xây dựng dự án đảm bảo khả thi, hiệu quả

Để nâng cao chất lượng tư vấn xây dựng dự án là định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ Quỹ. Nhân sự là nguồn tài sản quý giá của Quỹ, việc đẩy mạnh đào tạo về kỹ năng xây dựng dự án, kỹ năng tư vấn sẽ hỗ trợ nhân sự nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao để hỗ trợ các HTX, Liên hiệp HTX, thành viên HTX, THT xây dựng dự án vay vốn đảm bảo hiệu quả

Nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực rõ rệt về mặt kinh tế và xã hội, giúp cho nhiều HTX, thành viên HTX, thành viên tổ hợp tác mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, góp phần tăng doanh thu, thu nhập, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương theo hướng phát triển bền vững. Từ đó, hình thành nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác tiêu biểu trong các ngành nghề, lĩnh vực, xây dựng các mô hình HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương. Đồng thời, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Vũ Dương – Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?