HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Ba, 22/10/2024

Đổi mới, sáng tạo nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã.

Thứ Tư, 06/09/2023

Thực hiện Hướng dẫn số 22 của Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối về cam kết thực hiện Chủ đề công tác năm 2023; Kế hoạch 03-KH/CB ngày 10/02/2023 của Chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề Chủ đề công tác năm 2023 “Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả thực chất”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã cần được đổi mới, sáng tạo” và có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

 

Về đổi mới, sáng tạo theo Hướng dẫn số 22 của Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối, cần thực hiện những nội sung sau:

- Các cấp uỷ, người đứng đầu quan tâm phát huy vai trò chủ động, dám nghĩ, dám làm của từng cán bộ, đảng viên; tạo môi trường và khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân chú trọng đổi mới phương pháp, cải cách tác phong, lề lối làm việc nhằm rút ngắn thời gian thực hiện nhiệm vụ, nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các hoạt động của Bệnh viện.

- Mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, biết thực tế; tích cực, chủ động đề xuất các sáng kiến và giải pháp mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động.

 

Đổi mới, sáng tạo nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã.

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, HTX làm ăn có hiệu quả phát triển bền vững thì người đứng đầu đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế, trình độ của đội ngũ cán bộ ở một số HTX còn thấp, đặc biệt là HTX nông nghiệp, nhiều cán bộ quản lý HTX cao tuổi, chưa qua đào tạo nghiệp vụ cơ bản, lớp cán bộ HTX trẻ không mặn mà với việc tham gia vào các hoạt động của các HTX… 

Mặc dù bộ máy quản lý HTX đã được tổ chức gọn nhẹ, giảm được chi phí quản lý nhưng đa phần các HTX đều đứng trước khó khăn do lực lượng cốt cán phần đông đã lớn tuổi, nguồn lực kế thừa thiếu. Chỉ một số HTX hoạt động có hiệu quả nên thu hút được đội ngũ trẻ, có trình độ như HTX thương mại - dịch vụ. Việc bố trí cán bộ, trong đó đặc biệt là cán bộ quản lý HTX phi nông nghiệp, ở nhiều địa phương thường không ổn định. Những cán bộ có năng lực, trình độ sau thời gian công tác tại HTX lại luân chuyển, “rút” tới vị trí làm việc khác hoặc dùng các HTX làm “bàn đạp” để vươn lên, dẫn đến việc đội ngũ cán bộ và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX xáo động, lúng túng và kém hiệu quả. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều HTX, đặc biệt là HTX nông nghiệp.

Những năm qua, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp chính quyền về chính sách đất đai, vay vốn tín dụng, liên kết chuỗi, chế biến và bao tiêu sản phẩm, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải nâng chất lượng cán bộ lãnh đạo cũng như lao động chuyên môn của các HTX. Liên minh HTX tỉnh xác định công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý HTX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã triển khai tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX. Để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất, Liên minh HTX tỉnh đã triển khai đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, thăm quan học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế tập thể, HTX điển hình trong và ngoài tỉnh cho các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức tổ chức được cải tiến, đổi mới theo hướng sát với điều kiện tình hình hoạt động của các HTX. Giảng viên mời tham gia giảng dạy chuyên sâu qua đó phần nào đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX là hết sức cần thiết đó là một trong yếu tố trọng tâm giúp HTX hoạt động hiệu quả. 

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các HTX, cần sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của cơ quan chủ quản; các ban, ngành quan tâm đầu tư chiều sâu để vực dậy kinh tế HTX phát triển tương xứng với các ngành kinh tế khác, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, cần điều chỉnh kịp thời một số chính sách về vốn, đất đai, quyền lợi bảo hiểm xã hội của xã viên và người lao động ở các HTX.

 

Trong bối cảnh hiện nay, để tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả chỉ có kinh nghiệm không chưa đủ, mà người cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn mới xây dựng được các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Từ khó khăn đó, để nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ HTX chỉ còn cách là chọn những người có tâm huyết, được thành viên tín nhiệm bầu vào hội đồng quản trị, sau đó tiếp tục cử đi đào tạo.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực hàng năm (gồm tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX, Liên hiệp HTX tại các phường, thị trấn và tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX, Liên hiệp HTX tại địa bàn các xã xây dựng Nông thôn mới). Kiến thức cơ bản về: Bản chất, vai trò, nguyên tắc hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; các kỹ năng cần thiết trong quá trình điều hành HTX về quản trị nhân sự, tài chính, đàm phán, thương thảo ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tham gia các chuỗi tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm nông sản; hướng dẫn công tác kiểm soát hoạt động của HTX, liên hiệp HTX đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ theo Luật HTX năm 2012... Ngoài ra, học viên còn đi tham quan các mô hình HTX sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.

 

Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác tác tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX, Liên hiệp HTX:

Một là, Khảo sát nắm bắt nhu cầu và tiến hành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức thực tiễn cần thiết cho cán bộ HTX, “cái HTX cần chứ không phải cái mà mình có” đặc biệt là không theo hình thức “đánh trống ghi tên”. Đặc biệt, phải xác định đối tượng đào tạo; thời gian đào tạo phải đảm bảo học viên thu thập đủ kiến thức để trang bị cho việc vận dụng với thực tiễn hoạt động của HTX phù hợp từng địa phương. Không tập huấn theo hình thức ngắn ngày, rời rạc.

Hai là, tham mưu có được nguồn kinh phí; tranh thủ nguồn lực và điều kiện của địa phương; giáo viên phải là các trưởng phòng sở, ngành liên quan có thực tiễn; các bài giảng phải tạo được hiệu ứng tích cực, tạo sự sôi nổi, tranh luận từ thực tế, giáo viên chỉ là người tổng hợp và tháo gỡ vướng mắc cho học viên chứ không chỉ giảng theo giáo trình.

Ba là, để phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX thì quan trọng là đội ngũ cán bộ HTX phải mạnh và để đội ngũ này thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX nên được xác định là công tác thường xuyên liên tục, cần được Nhà nước quan tâm, tỉnh cần có chính sách ưu đãi hơn nữa.

Bốn là, tham mưu Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành cần tích cực vào cuộc hơn nữa và coi đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX là nòng cốt để củng cố phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt ở khu vực nông thôn và là nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới. 

Năm là, cơ quan Liên minh HTX tỉnh, cần chủ động đổi mới, tìm những cách thức đào tạo, tập huấn sâu sát, phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của địa phương, của cán bộ HTX; đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giảng viên... nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ quản lý các HTX đang ngày càng tăng.

Phòng Nghiệp vụ, Liên minh HTX tỉnh

 

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?