HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Sáu, 29/03/2024

Ban chấp hành Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình tổng kết hoạt động năm 2022

Thứ Sáu, 06/01/2023

Ngày 06/01, Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Dự và điều hành hội nghị có đồng chí Lê Thị Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh Ninh Bình; Ban Dân vận Tỉnh ủy; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh khóa VI; cán bộ chuyên trách cơ quan Liên minh; phóng viên Báo Ninh Bình, Đài PTTH tỉnh dự và đưa tin.

Năm 2022 kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng hoạt động, doanh thu và thu nhập đã tăng dần so với cùng kỳ năm trước; nhiều mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị tiếp tục được triển khai. Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế tập thể, hợp tác xã, tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động chung của lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong xây dựng nông thôn mới.

Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có toàn tỉnh có 2 Liên hiệp HTX, 468 HTX, có 512 tổ hợp tác thu hút trên 337.082 thành viên tham gia. Trong năm 2022 đã thành lập mới 39 HTX, 27 THT. Doanh thu bình quân đạt hơn 5.500 triệu đồng/HTX. Đến nay toàn tỉnh có 68 HTX, 02 LHHTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, một số HTX ứng dụng công nghệ cao, liên kết hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. 

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số chuỗi sản phẩm như chuỗi các sản phẩm dược liệu; chuỗi rau, củ, quả an toàn; chuỗi các sản phẩm dê, gà, lợn thảo dược; chuỗi chạch sụn; chuỗi gạo chất lượng cao...với lợi ích mang lại cho thành viên là chi phí đầu vào thấp, chất lượng sản phẩm cao, giá bán và thu nhập tăng trên 25%, hoạt động của HTX năng động, sáng tạo, hiệu quả hơn, các mô hình HTX nổi bật lên tập trung chuyên sâu vào sản xuất các sản phẩm theo chuỗi giá trị khép kín, chú trọng khâu chế biến, đảm bảo đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm để đẩy mạnh liên kết tiêu thụ. Nổi bật như các mô hình sản xuất các sản phẩm Dê của Liên hiệp HTX Dê Ninh Bình, HTX Dê Đức Long; mô hình chuỗi sản phẩm tảo xoắn cao cấp của HTX nông nghiệp công nghệ cao Tảo Việt; mô hình chuỗi sản xuất mật ong sú vẹt của HTX Mật ong Sú Vẹt Kim Sơn; mô hình chuỗi sản xuất các sản phẩm từ Sâm của HTX Sâm Cúc Phương Bochi; mô hình chuỗi các sản phẩm Rau Má của HTXNN Vân Trà, ....

Phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, tồn tại trong năm 2022,năm 2023, Liên minh HTX tỉnh sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Tập trung củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX theo chiều sâu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc và giá trị HTX theo Luật HTX năm 2012 và sớm khắc phục các yếu kém, hạn chế hiện nay, mang lại lợi ích thiết thực và liên kết chặt chẽ thành viên; thu hút ngày càng nhiều hộ cá thể ở địa bàn nông thôn và thành thị, các thành phần kinh tế khác tham gia; tạo chuyển biến rõ rệt đối với kinh tế HTX trên tất cả các mặt. 

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Đề án phát triển KTTT, HTX tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ hợp tác xã tỉnh Ninh Bình; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Liên minh HTX tỉnh, tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các thành viên, góp phần hỗ trợ khu vực KTTT, HTX từng bước có sự phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng, đưa kinh tế tập thể có đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đương, khu vực KTTT, HTX còn gặp không ít khó khăn như về năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thấp, quản trị hạn chế; khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn mức độ, việc thực hiện một số quy định theo Luật chưa đảm bảo (đăng ký thuế, hóa đơn điện tử); thiếu máy móc, thiết bị, điều kiện cơ sở hạ tầng; khó khăn trong thủ tục cấp chứng nhận các tiêu chí chất lượng sản phẩm/dịch vụ; việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm …

Phát huy những kết quả đạt được năm 2022, khắc phục những khó khăn năm 2023, Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh xây dựng chương trình công tác, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong đó:

Tập trung đẩy mạnh truyền thông về lĩnh vực KTTT, HTX; Củng cố tổ chức, bộ máy hoạt động của các tổ chức KTTT đúng quy định của pháp luật, theo hướng mở rộng quy mô, tăng số lượng thành viên; phấn đấu đến hết năm 2023, sáp nhập, hợp nhất các HTXNN quy mô liên thôn, diện tích sản xuất dưới 100 ha, hoạt động kém hiệu quả thành HTX có quy mô toàn xã, liên thôn; giải thể ít nhất 60% các HTX ngừng hoạt động.

Phấn đấu đến hết năm 2023, tỷ lệ HTX sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đạt từ 75% trở lên; Thành lập mới ít nhất 25 HTX, 25 THT; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho ít nhất 300 lượt cán bộ công chức, viên chức lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan tham mưu giúp việc về kinh tế tập thể trong toàn tỉnh; 500 lượt cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; Tăng cường các hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX, phấn đấu ít nhất 50 HTX được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa...; Triển khai xây dựng ít nhất 05 mô hình tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững. Tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã đảm bảo đúng quy định của Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Tham mưu bổ sung nguồn lực cho Quỹ và phấn đấu hết năm 2023, có thêm ít nhất 20% tổ chức kinh tế tập thể được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua với phương châm kép vừa chống dịch vừa đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, từng bước củng cố và phát triển bền vững khu vực kinh tế tập thể, HTX./.

Một số ảnh tại Hội nghị:

 

 

Vũ Hùng, Phòng Tuyên truyền

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?