
Ngày 10/01, Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Tới dự có đồng chí Vũ Thị Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh Ninh Bình; đồng chí Phạm Thị Bích Thảo, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Lê Thị Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh khóa VI; cán bộ chuyên trách cơ quan Liên minh; phóng viên Báo Ninh Bình, Đài PTTH tỉnh dự và đưa tin.
Ngày 10/01, Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Tới dự có đồng chí Vũ Thị Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh Ninh Bình; đồng chí Phạm Thị Bích Thảo, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Lê Thị Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh khóa VI; cán bộ chuyên trách cơ quan Liên minh; phóng viên Báo Ninh Bình, Đài PTTH tỉnh dự và đưa tin.
Năm 2021 kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng hoạt động, doanh thu và thu nhập giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch COVID-19, song các HTX đã khắc phục khó khăn làm tốt vai trò phục vụ thành viên; một số mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản xuất tiếp tục được triển khai.
Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có 01 Liên hiệp HTX, 441 HTX, có 490 tổ hợp tác thu hút trên 335.494 thành viên tham gia. Trong năm 2021 đã thành lập mới 24 HTX, 20 THT. Doanh thu bình quân đạt hơn 5.100 triệu đồng/HTX. Đến nay toàn tỉnh có 44 HTX, 1 Liên hiệp HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, một số HTX ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Năm 2021, dưới tác động ảnh hưởng của dịch bệnh, các HTX tập trung chuyên sâu vào sản xuất các sản phẩm theo chuỗi giá trị khép kín, chú trọng khâu chế biến, đảm bảo đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm để đẩy mạnh liên kết tiêu thụ điển hình như các mô hình sản xuất các sản phẩm từ cá (ruốc cá, chả cá) của HTX thương mại, dịch vụ và chế biến nông sản Ninh Bình, HTX Thủy sản Gia Minh; mô hình chuỗi dược liệu với các sản phẩm trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc của HTX dược liệu RiTi; mô hình chuỗi sản phẩm tảo xoắn cao cấp của HTX nông nghiệp công nghệ cao Tảo Việt.
Phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, tồn tại trong năm 2021, năm 2022, Liên minh HTX tỉnh sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Tập trung củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX theo chiều sâu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc và giá trị HTX theo Luật HTX năm 2012 và sớm khắc phục các yếu kém, hạn chế hiện nay, mang lại lợi ích thiết thực và liên kết chặt chẽ thành viên; thu hút ngày càng nhiều hộ cá thể ở địa bàn nông thôn và thành thị, các thành phần kinh tế khác tham gia; tạo chuyển biến rõ rệt đối với kinh tế HTX trên tất cả các mặt.
Thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu quả Đề án phát triển KTTT, HTX tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ hợp tác xã tỉnh Ninh Bình; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Liên minh HTX tỉnh, tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các thành viên, góp phần hỗ trợ khu vực KTTT, HTX từng bước có sự phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng, đưa kinh tế tập thể có đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đương, khu vực KTTT, HTX còn gặp không ít khó khăn như về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh thấp, việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thực hiện việc đăng ký mã số thuế, một số mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa khó khăn về nguồi vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng ở công đoạn chế biến …
Phát huy những kết quả đạt được năm 2021, khắc phục những khó khăn năm 2022, Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh xây dựng chương trình công tác, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong đó:
Tập trung đẩy mạnh truyền thông về lĩnh vực KTTT, HTX; củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX theo chiều sâu, đảm bảo phù hợp với điều kiện mới từng bước khắc phục các yếu kém, hạn chế; tích cực tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu quả Đề án phát triển KTTT, HTX tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ tham mưu thành lập và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, đưa kinh tế tập thể có đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế của tỉnh.
Với mục tiêu, năm 2022 tham mưu đề xuất xử lý giải thể ít nhất 70% số HTX ngừng hoạt động; Tiếp tục phát triển các HTX, THT phấn đấu thành lập mới từ 20 HTX, 20 THT trở lên; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, có ít nhất 20% tổng số đơn vị theo chuỗi giá trị; Xây dựng từ 05 mô hình trở lên ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số; nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức KTTT cho 95% số cán bộ của các HTX, THT, Liên hiệp HTX; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các thành viên với phương châm kép vừa chống dịch vừa đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh góp phần hỗ trợ khu vực KTTT, HTX từng bước có sự phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng, đưa kinh tế tập thể có đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế của tỉnh.
Vũ Hùng, Phòng Tuyên truyền
Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?