HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Năm, 25/04/2024

Cấy lúa mạ khay: Kỹ thuật mới cần được nhân rộng

Thứ Tư, 22/02/2023

Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất, sự chỉ đạo các cấp, ngành, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và người nông dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng, hiệu quả phương thức mạ khay, cấy máy vào sản xuất. Phương pháp này không những giúp bà con nông dân tiết kiệm giống, giảm chi phí, nhân công và thời gian gieo cấy mà còn giúp tăng năng suất, hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật tạo ra sản phẩm an toàn.

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, Ông Trịnh Quốc Quân, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Thành (xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã triển khai thực hiện mô hình gieo mạ khay, cấy lúa bằng máy. Qua quá trình tìm hiểu học hỏi mô hình cấy lúa bằng máy từ các địa phương và tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng mô hình mạ khay cấy máy trên địa bàn còn thấp. Đó chính là khó khăn mà HTX Nông Nghiệp Nam Thành gặp phải.

Bắt tay vào thực hiện, trước hết cần tuyên truyền nhiều hơn nữa về hiệu quả của mô hình mạ khay, cấy máy để người dân biết và đồng loạt áp dụng. Ông Trịnh Quốc Quân đứng ra quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng diện tích ruộng cấy; áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật từ khâu làm đất đến gieo cấy...

Tham gia mô hình, các thành viên tại HTX được hỗ trợ chi phí mạ khay, máy cấy; phân bón. Ngoài ra, các thành viên tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn về quy trình sản xuất mạ khay phục vụ máy cấy; kỹ thuật chăm sóc lúa cấy bằng máy. Thực hiện mô hình mạ khay, cấy máy rất thuận tiện cho việc chăm sóc; lúa ít bị sâu bệnh.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Thành chia sẻ, địa phương xây dựng thành công cánh đồng lớn với diện tích gần hơn 200ha, liên kết với DN tiêu thụ lúa tươi. Cùng với đó, việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa đã giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động như hiện nay. 

Mô hình gieo mạ khay được xem là một trong những giải pháp cơ giới hóa khâu gieo cấy, giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhận thấy tiềm năng của kỹ thuật mới, Ông Trịnh Quốc Quân quyết định thực hiện mô hình cáy mạ khay trong mùa vụ mới nhất năm 2023.

Quỳnh Anh, Phòng Tuyên truyền

 

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?