HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

Thứ Ba, 22/10/2024

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thứ Năm, 24/08/2023

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên minh Hợp tác xã tỉnh lần thứ VI, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình có tốc độ tăng trưởng khá cao. Kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) được quan tâm phát triển cả về quy mô, số lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên cũng có không ít khó khăn, thách thức do ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu, nhất là dịch bệnh Covid-19, xung đột vũ trang ở Đông Âu đã tác động bất lợi đến khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX). Quán triệt và thực hiện chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình Bình và các hợp tác xã, đơn vị thành viên đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, khắc phục những hạn chế, yếu kém, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội hệ thống Liên minh HTX  nhiệm kỳ 2020-2025, giành được nhiều kết quả quan trọng, hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững.

Thực trạng KTTT, HTX tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2023

Toàn tỉnh hiện có 493 HTX (tăng 77 HTX so với năm 2020), có 387 HTX lĩnh vực nông nghiệp (212 HTX dịch vụ nông nghiệp, 175 HTX chuyên ngành); 67 HTX phi nông nghiệp; 39 Quỹ tín dụng nhân dân. Trong giai đoạn 2020-2023 thành lập mới 88 HTX, giải thể, sáp nhập, hợp nhất 34 HTX. Khu vực KTTT, HTX  thu hút 337.352 thành viên, chủ yếu là đại diện hộ cá thể, cá nhân tham gia.

 

Khu vực KTTT, HTX đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho đông đảo thành viên và người lao động. Năm 2022 tổng giá trị tài sản của HTX đạt hơn 3.100 tỷ đồng; doanh thu bình quân năm 2022 của HTX đạt hơn 5.500 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của HTX đạt 265 triệu đồng/HTX. Thu nhập của người lao động trong HTX ước đạt 5,2 triệu đồng/người/tháng; thành viên THT thu nhập bình quân ước đạt 4,8 triệu đồng; hàng năm tạo hơn 1.000 việc làm mới, nhất là khu vực nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững. có 60 HTX, 02 LHHTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, HTX ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị đã tạo nên các sản phẩm mang giá trị hàng hóa, sản phẩm đạt tiêu chí quốc gia (28 HTX có sản phẩm OCOP).

Năm 2022 tổng giá trị tài sản của HTX đạt hơn 3.100 tỷ đồng ; doanh thu bình quân năm 2022 của HTX đạt hơn 5.500 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của HTX đạt 265 triệu đồng/HTX . Thu nhập của người lao động trong HTX ước đạt 5,2 triệu đồng/người/tháng; thành viên THT thu nhập bình quân ước đạt 4,8 triệu đồng; hàng năm tạo hơn 1000 việc làm mới, nhất là khu vực nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững.

Nnững hạn chế, tồn tại

Phần lớn HTX thành lập từ trước năm 2012, chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 có qui mô nhỏ, năng lực nội tại yếu, tài chính thiếu minh bạch, sức cạnh tranh yếu, hạn chế về khả năng huy động nguồn lực từ thị trường để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chưa gắn kết chặt chẽ lợi ích giữa hợp tác xã với các thành viên: Qui mô của HTX có tăng lên, nhưng phần lớn qui mô nhỏ , công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu; thiếu cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp , thiếu thông tin thị trường và khả năng xúc tiến thương mại, khó tiếp cận tín dụng. Nhiều HTX thực hiện một số dịch vụ đầu vào cho thành viên, hiệu quả hoạt động chưa cao; gắn kết lợi ích giữa HTX và thành viên, liên kết sản xuất, kinh doanh còn hạn chế . Phần lớn HTX (trừ Quỹ tín dụng nhân dân) gặp nhiều khó khăn, không có đất để làm trụ sở, kho bãi, nhà xưởng; huy động vốn góp, thu hút thành viên, năng lực quản trị, kế toán, xây dựng báo cáo tài chính, phương án sản xuất, kinh doanh còn hạn chế.

KTHT, HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương; đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế; tổ chức sản xuất theo mô hình HTX, LHHTX, THT còn chậm, chưa huy động được tối đa các nguồn lực để đầu tư khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương, vùng kinh tế, đóng góp của KTTT, HTX ở các địa phương chỉ đạt 1% - 5% GRDP. Một số HTX năng lực nội tại và quản trị còn yếu, còn lúng túng trong định hướng hoạt động, đầu ra không ổn định, lợi nhuận thấp, thiếu năng lực về cơ sở vật chất, vốn, nhân lực để thực hiện kế hoạch, dự án quy mô lớn;

Số HTX tổ chức, hoạt động quy mô lớn chưa nhiều; sự liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau theo mô hình Liên hiệp HTX và liên kết với doanh nghiệp mới được hình thành bước đầu; HTX gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều; Công tác kế toán, tài chính của nhiều HTX chưa chặt chẽ, thiếu bài bản, hạn chế trong việc xây dựng báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh. Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của HTX còn hạn chế.

Mô hình HTX kiểu mới chưa thật sự hấp thu hút lao động có chất lượng cao. Sự gắn kết về lợi ích giữa HTX và thành viên, nhất là lợi ích kinh tế trực tiếp do HTX mang lại cho thành viên chưa nhiều.

 Phần lớn HTX nông nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, chưa tiếp cận thị trường, khó vay vốn trung hạn và dài hạn. Nhiều HTX vẫn trong tình trạng "bình mới, rượu cũ"; mô hình HTX cũ còn ảnh hưởng nặng nề trong khi HTX kiểu mới chưa đáp ứng yêu cầu…

 Chất lượng hoạt động của HTX bước đầu được cải thiện nhưng phát triển chưa đồng đều đối với các lĩnh vực. HTX chủ yếu cung cấp các sản phẩm đầu vào cho thành viên, còn việc liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho thành viên còn hạn chế.

 Nhiều HTX vẫn ở trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài, năng lực nội tại còn yếu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ công nghệ còn lạc hậu; năng lực trình độ cán bộ quản lý trong khu vực HTX còn hạn chế không đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

 Một số HTX thực hiện đăng ký lại còn hình thức, phương thức hoạt động không thay đổi , chưa đáp ứng được các quy định của Luật HTX năm 2012

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

Nguyên nhân khách quan:

 Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn còn những điểm chưa phù hợp thực tiễn, có điểm chưa đồng bộ với các Bộ Luật khác. Nguồn lực ngân sách hỗ trợ HTX hạn chế và phân tán ở nhiều kênh vốn, nhiều chương trình khác nhau.

Một số nơi cấp ủy chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTHT, HTX nhất là  đối với cấp huyện và cấp xã trong việc chỉ đạo, định hướng, xây dựng cơ chế, chính sách, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho KTHT, HTX phát triển

Công tác quản lý nhà nước về HTX còn hạn chế, có nơi còn buông lỏng; chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đã được pháp luật quy định

Một bộ phận cán bộ, người dân chưa nhận thức đúng về mô hình của HTX kiểu. Còn thiếu cán bộ chuyên trách về kinh tế tập thể ở các ngành, các cấp, đa phần cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc, không chuyên sâu về HTX, nên việc tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTX còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực nội tại nhiều HTX còn yếu và thiếu nguồn lực từ cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vốn hoạt động; trình độ năng lực và kinh nghiệm của của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn yếu, chưa được đào tạo bài bản; chưa thể hiện được vai trò kết nối giữa các thành viên với thị trường, sự kết nối lợi ích giữa HTX với thành viên còn mờ nhạt, chưa mang tinh thần hợp tác;

- Phương thức sản xuất tự do, nhỏ lẻ đã trở thành thói quen, giữu vai trò chủ đạo trong tư duy sản xuất người nông dân; Lao động có tay nghề cao trong HTX đang dần bị mai một, chưa được trẻ hóa  để thay thế kịp thời hoặc bị thu hút sang các hình thức khác có sức hấp dẫn hơn. Bản thân các THT, HTX còn thiếu chủ động chưa thực sự quyết liệt tìm giải pháp phát triển, nhiều đơn vị chưa cố gắng nỗ lực vươn lên, không huy động được hết các tiềm năng, nguồn lực từ nội tại, ngại thay đổi và chậm thích ứng với môi trường kinh tế hội nhập, kinh tế chia sẻ.

Đội ngũ cán bộ quản lý của nhiều HTX chưa được đào tạo chuyên môn sâu, nhất là kiến thức về quản lý HTX, kinh nghiệm còn yếu. Phần lớn thành viên các HTX, nhất là người nông dân còn mang nặng lối tư duy sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ, một số còn tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Sự liên kết, hợp tác giữa HTX với thành viên, giữa các HTX với nhau và với các doanh nghiệp ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao

 

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với KTTT, HTX trong thời gian tới.

Tiếp tục quán triệt về đường lối phát triển HTX trong Đảng và quần chúng nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận và nhận thức đúng đắn về bản chất, vị trí, vai trò của HTX, về con đường phát triển của HTX và mô hình HTX kiểu mới theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW.  Cần tiếp tục làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn các quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, chú trọng khắc phục những biểu hiện không đúng, lệch lạc về nhận thức, như hiểu không đúng bản chất, nguyên tắc và các giá trị của HTX;

 Đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX về đóng góp vào ngân sách, GDP... để thấy được đầy đủ vai trò, vị trí của khu vực HTX trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáng chú ý là kinh tế tập thể được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: "Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”

Chủ trì xây dựng các chiến lược, cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển KTTT, HTX: ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến HTX phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến HTX; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với HTX; chỉ đạo xây dựng mô hình điểm về HTX và nhân rộng các mô hình HTX hiệu quả; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về HTX; chủ trì xây dựng chỉ tiêu, hệ thống theo dõi đánh giá sự phát triển, hiệu quả của HTX. Tiếp tục duy trì thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX; hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực HTX nông nghiệp trên các khía cạnh: xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng, cung cấp dịch vụ.

Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ HTX vượt qua được những thách thức hiện nay. HTX là tổ chức cộng đồng của người dân trên tinh thần tự nguyện, tự lực, tự trợ giúp, tự chịu trách nhiệm, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Bởi vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX; chính sách cần đủ mạnh, đủ tầm; chính sách phải phù hợp với điều kiện tổ chức và hoạt động của HTX, dễ dàng trong việc triển khai thực hiện; chính sách phải được thống nhất và tổ chức thi hành trên phạm vi cả nước. 

 Cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với HTX. Hội đồng nhân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị có cơ chế phối hợp trong việc giám sát việc thực hiện Luật HTX sửa đổi năm 2023; giám sát trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của nhà nước đối với các địa phương và chủ thể các HTX. Đặc biệt quan tâm đến việc bố trí bộ phận, cán bộ chuyên trách theo dõi HTX ở huyện và cán bộ bán chuyên trách ở cấp xã. Hiện tại, cấp huyện chỉ có một cán bộ ở phòng Tài chính- Kế hoạch kiêm nhiệm công tác theo dõi, tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo hoạt động các HTX. Chính quyền cấp xã không có cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với HTX. Các ngành và chính quyền địa phương cần tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với HTX, theo đó trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch phát triển ngành và vùng, tập trung xây dựng các chương trình, chiến lược phát triển khu vực HTX và đề ra các giải pháp, cân đối các nguồn lực để triển khai; chủ động rà soát, ban hành, bổ sung, xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển HTX; có biện pháp lồng ghép các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển KTHT.

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về HTX: Đào tạo quản lý HTX cho cán bộ quản lý nhà nước về HTX. Hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao trình độ về chính sách phát triển HTX cho cán bộ quản lý nhà nước đối với HTX các cấp. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý của HTX: Đào tạo và cần quy định cấp chứng chỉ về quản lý HTX cho cán bộ quản lý HTX. Nội dung đào tạo gồm: quy định pháp luật về HTX; chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX; kỹ năng quản trị HTX; quản lý tài chính HTX; Kỹ năng thị trường; xây dựng phương án SXKD của HTX,… Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ của HTX. Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và tìm kiếm thông tin trên mạng internet,…

Phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đơn vị thành viên; định kỳ sơ, tổng kết, động viên khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự phát triển KTTT, HTX

Đối với Liên minh HTX tỉnh

 Tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa Liên minh HTX tỉnh với Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX các tỉnh, thành phố để đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đà để  KTTT, HTX phát triển. Phối hợp với các đơn vị thuộc Liên minh HTX Việt Nam tiếp tục hỗ trợ xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị; lồng ghép các nguồn lực từ nguồn xây dựng nông thôn mới, chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm OCOP để tăng giá trị các chuỗi sản phẩm. Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao, làm mới các chuỗi đã hình thành trong những năm vừa qua, đồng thời tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ HTX xây dựng các chuỗi sản phẩm mới trên cơ sở các sản phẩm truyền thống của địa phương, làng nghề. 

Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đảm nhận một số việc cụ thể trong các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình dân tộc, miền núi, lồng ghép để gắn kết phát triển HTX. tranh thủ tối đa các nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ, chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, khuyến công, khuyến nông và nguồn vốn tài trợ hợp pháp theo quy định của pháp luật để lồng ghép hỗ trợ phát triển HTX.

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể, xây dựng các mô hình tổ hợp tác, HTX thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh…với tinh thần liên kết, hợp tác để cùng phát triển.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong phát triển kinh tế tập thể, HTX. Tiếp tục phối hợp nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển các mô hình mới; tổ chức xây dựng, tổng kết và nhân rộng mô hình HTX điển hình tiên tiến phù hợp với từng ngành, nghề, lĩnh vực và từng địa bàn.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Liên minh HTX tỉnh trong phát triển HTX. Đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực  Liên minh HTX tỉnh, xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và chỉ đạo các hoạt động. Chỉ đạo nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả hoạt động của cơ quan Liên minh HTX tỉnh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tập trung đầu tư nâng cao năng lực hỗ trợ, tư vấn và cung ứng các dịch vụ công theo nhu cầu của các HTX. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Trung tâm hỗ trợ HTX.

 Tăng cường và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, chủ động nắm bắt và lắng nghe các khó khăn, vướng mắc của HTX để hướng dẫn xử lý và đề xuất các cấp, ngành giải quyết; tư vấn hoặc đề nghị Hội Luật sư hỗ trợ HTX giải quyết các tranh chấp liên quan đến lợi ích HTX; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra theo quy định, tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban kiểm soát HTX.

  Vũ Văn Cung, 

Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh 

 

Khảo sát

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào ?